2 loại củ giúp phòng bệnh khi đi mưa, ngâm nước: Trồng nhiều ở Việt Nam nhưng loại số 1 ít ai biết
2 loại củ giúp phòng bệnh khi đi mưa, ngâm nước: Trồng nhiều ở Việt Nam nhưng loại số 1 ít ai biết
Khuyến Mãi
🔥 Giảm 5% đơn hàng trên 199K với mã: off199k
💥 Giảm 10% đơn hàng trên 369K với mã: off369k
✨ Giảm 15% đơn hàng trên 500K với mã: off500k
Tiểu Ca
Hiện nay, tình hình bão lũ tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam đang diễn biến ngày càng phức tạp. Việc phòng tránh các bệnh như cảm lạnh, cúm, ho hay các bệnh truyền nhiễm khác trong điều kiện nhiệt độ thấp và môi trường ô nhiễm, đặc biệt khi phải hoạt động ngoài trời mưa và nước ngập, là mối quan tâm của nhiều người.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để tránh mắc bệnh, bà con cần ăn chín, uống chín, giữ vệ sinh cá nhân và nhà cửa sạch sẽ. Ngoài ra, việc tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn nhiều rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết. Trong số đó, củ gừng và củ hành tăm là những loại thực phẩm dễ bảo quản và được coi là “thần dược” giúp bảo vệ sức khỏe.
Củ hành tăm
Lương y Đình Thuấn cho rằng trong Đông y, củ hành tăm có vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm và có tác dụng ôn ấm tỳ vị, tiêu đờm, giảm ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, giải độc, trị cảm hàn và côn trùng cắn. Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ củ hành tăm:
Hành tăm có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng ít người sử dụng.
- Trị cảm hàn: Hành tăm giã nhỏ hòa nước ấm uống và đánh gió bên ngoài.
- Trị rắn độc và sâu bọ cắn: Dùng 7 củ hành tăm nhai nuốt nước và đắp bã hành lên vết cắn.
- Phòng cảm lạnh: Khi đi mưa, lội nước về, nhai một nắm hành tăm rồi nuốt với 1 chén rượu trắng.
- Trị cảm do thời tiết: Nấu cháo gạo tẻ, giã 20 củ hành tăm cho vào chảo, thêm một ít giấm ăn khi còn nóng.
- Trị trướng bụng, bí tiểu tiện ở trẻ nhỏ: Giã hành tăm sao nóng và đắp vùng bụng dưới.
- Trị ho gà: Giã nhuyễn củ hành tăm với đường phèn, hấp cơm hoặc chưng cách thủy lấy nước uống.
- Trị nghẹt mũi, thở khó: Sắc nước hành tăm uống ngày 2-3 lần.
Củ gừng
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ từ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, củ gừng là một gia vị phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Gừng được sử dụng tươi, khô, bột hoặc nước ép để chế biến món ăn cũng như làm thuốc chữa bệnh.
Củ gừng cũng có thể phòng được nhiều bệnh trong mùa bão lũ.
Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn giải biểu, ấm dạ dày, cầm nôn, tiêu đờm, giải độc. Trong dân gian, gừng tươi có thể giúp làm giãn mao mạch, thúc đẩy tiết mồ hôi, giúp làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu và chống virus gây bệnh đường hô hấp.
- Bệnh tiêu hóa: Gừng tươi giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi, khó tiêu, và các triệu chứng tiêu hóa khác. Sử dụng gừng làm gia vị bổ sung vào các món ăn hoặc uống trà gừng.
- Đau lưng, đau vai gáy do lạnh: Dùng rượu gừng để xoa bóp, massage cơ bắp giúp thả lỏng hơn.
- Đau xương khớp: Ngâm tay, chân với nước thảo dược có thành phần gừng tươi hoặc chườm nóng gừng rang muối hột lên vùng đau.
Những lưu ý khi sử dụng gừng:
- Không nên sử dụng quá 5g gừng mỗi ngày.
- Tránh sử dụng gừng khi chuẩn bị mổ hoặc mới mổ xong.
- Không nên dùng gừng khi bị chảy máu cam, chảy máu răng, băng huyết, ho ra máu.
- Tránh dùng gừng khi đổ mồ hôi nhiều, cảm nắng.
- Khi thoa gừng lên da, hãy thử trên một diện tích nhỏ trước để kiểm tra kích ứng. Không để gừng trên da quá lâu vì có thể gây bỏng rát với da nhạy cảm.
- Rửa sạch vỏ gừng trước khi sử dụng. Không nên gọt bỏ vỏ vì vỏ gừng cũng chứa nhiều công dụng.